Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Ba bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến

Trải qua mùa thu se lạnh mình lại nhớ tới kiệt tác chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, Mong muốn của mình đơn giản chỉ là một lần về Hà Nam tới Bình Lục mỗi độ Thu về  để cảm nhận cái hồn thu trong thơ của Ông Tam Nguyên Yên Đổ này.

1. Thu Vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu,
Nước biết trông như làn khói tỏa,
Song thưa để mặc bóng trăng vào,
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào,
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

2. Thu Điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo,
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quang co khách vắng teo,
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

3. Thu Ẩm
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe,
Lưng giậu phớt phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh  bóng trăng loe,
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe,
Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.

Đọc xong ba bài thơ này thấy lòng mình thật là sảng khoái, chẳng nói đến luật thơ, đến biện pháp tu từ làm gì. Mình chỉ cảm thấy sao khung cảnh làng quê, Ôi !! thật gần gũi và giàu giá trị biểu cảm.
Mình hỏi rùi từ đây về Bình lục cũng chỉ trên dưới 40 km thui, hôm nào rảnh phải đi mới được cho thỏa chí bao ngày.!

Kinh nghiệm học chữ Hán của Tôi

I. Khái quát chung:
Có thể thấy chữ Hán là một loại chữ có lịch sử từ rất lâu, bản thân loại chữ này cũng có những bước phát triển khác nhau trong lịch sử. Có thể tựu chung, chữ Hán gồm có bốn thể chính mà giới Thư Pháp gọi là Chữ Chân - Thảo - Lệ - Triện.  Chữ Hán là một chữ tượng hình với độ khái quát và trừu tượng cao, được cấu tạo theo 6 cách chính mà người ta gọi là Lục Thư : Tượng hình - Chỉ sự- Hội ý- Hình Thanh-  Chuyển chú và Giả tá. Chữ Hán hiện nay còn thu lại trong 214 bộ thủ. Còn trước đây trong “ Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận có 540 bộ thủ
Chữ Hán Giản thể hay còn gọi là Bách thoại mà chúng ta được học hiện nay năm trong chương trình giản ước hóa chữ Hán  từ những năm 1958 của   người Trung quốc nhằm mục đích cho người học dễ dàng tiếp thu, và học chữ Hán nhanh hơn
II. Chúng ta cần nhớ rằng :
1.Chữ Hán có lịch sử hơn 3000 năm
2. Diễn biến hình thể từ Giáp cốt văn à Kim văn àĐại triện àTiểu triệnàLệ thư àKhải thư.
3. Có 6 phép cấu tạo của chữ Hán như trên
4. Chữ Hán được xếp vào văn tự Ý – Âm
5. Trình tự viết các nét trong chữ Hán là trên trước dưới sau : Trái trước Phải sau ; ngang trước sổ sau ; ngoài trước trong sau.
6. Chữ Hán nhìn về kết cấu và hình thể  gồm có chữ Độc thể và chữ Hợp thể
7. Mọi chữ Hán đều được viết trong một ô vuông vì vậy còn gọi là chữ Khối vuông.
III. Chữ Hán tại Việt Nam:
Có thể thấy chữ Hán vào Việt Nam từ rất sớm , theo con đường cưỡng bức văn hóa của người Trung Quốc, Nhưng sau một thời gian, chúng ta đã tiếp nhận và sử dụng chữ Hán như một ngôn ngữ quốc gia. Một thứ ngôn ngữ có tính chất quan phương được dùng tronh hành chính, tổ chức quốc gia, ngoại giao, giáo dục, tôn giáo, văn học nghệ thuật.
Chữ Nôm hình thành do các nhà hiển triết Việt Nam sáng tạo ra dựa trên thành tố chính là những chữ Hán. Có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…
IV. Học chữ Hán sao cho hiệu quả:
Quả thực chữ Hán là một loại chữ tượng hình rất khó học, vì vậy không phải ai cũng có thể học, nắm bắt và hiểu về chữ Hán. Thực sự mà nói, càng học chữ Hán chúng ta càng thấy mình “dốt” hơn, bởi chữ Hán chứa đựng rất nhiều giá trị nhân sinh, nhiều truyền thống đạo đức tốt đẹp…
Học chữ Hán, từ trước tới nay Mình vẫn cho đó là một nghiệp duyên, người có Duyên mới có thể học tốt chữ Hán được. Nói vạy, không có nghĩa là chữ Hán chỉ giới hạn người như vậy. Những ai có lòng ham muốn, có sự hăng say và có nhu cầu đều có thể học được, chỉ cần:
1.      Bỏ thời gian học viết chữ, học ngữ pháp, dịch từ câu đơn giản đến phức tạp
2.      Học như ngoại ngữ ấy các bạn àh, nếu mà không chăm chỉ thì Vứt…
3.      Thường xuyên  đọc và viết, cố gắng học vào buổi sáng khi đầu óc minh mẫm
4.      Không được nóng vội, phải bước đi từ từ.
5.      Và hãy cố gắng học cả chữ giản thể nữa, rất hay đấy

Một lần nữa chúc các bạn thành công !!!!

Khai quật khảo cổ năm thứ nhất

Vậy là đã lại một đợt đi khảo cổ nữa của mình rồi, mới năm nào cũng giống k55 đi thực tập khảo cổ học


Cả đoàn đi thắp hương tại đình làng

Nhìn thật là hoành tráng

Khoa lên cổ vũ tinh thần cả đoàn

Con trai k52 hoành tráng đấy chứ nhỉ
Anh chàng này giờ đã là cử nhân kcổ rùi


Thời gian trôi qua thật nhanh, mới thoáng đó mà thời sinh viên đã lướt thướt qua rồi, chẳng mong được trở lại mà chỉ mong được trẻ lại thôi.

Văn Bia Huế

VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM NHÂM NGỌ NIÊN HIỆU MINH MỆNH NĂM THỨ 3 (1822)

Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân1 người:
NGUYỄN Ý 阮懿1, Cử nhân, người xã Vân La huyện Thanh Trì phủ Thường Tín trấn Sơn Nam, sinh năm Bính Thìn, đỗ năm 27 tuổi.
Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân7 người:
LÊ [TÔNG] QUANG 黎宗珖, Cử nhân, người thôn Bình Vọng huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín trấn Sơn Nam, sinh năm Nhâm Tuất, thi đỗ năm 21 tuổi.
PHAN HỮU TÍNH 潘有性3, Cử nhân, người xã Hoàn Hậu huyện Quỳnh Lưu phủ Diễn Châu trấn Nghệ An, sinh năm Giáp Ngọ, thi đỗ năm 49 tuổi.
HÀ [TÔNG] QUYỀN 何宗權4, Cử nhân, người xã Cát Động huyện Thanh Oai phủ Ứng Hòa trấn Sơn Nam, sinh năm Mậu Ngọ, thi đỗ năm 25 tuổi.
[ĐINH VĂN PHÁC 丁文樸 5, Cử nhân, người xã Kim Khê huyện Châu Lộc trấn Nghệ An, sinh năm Canh Tuất, thi đỗ năm 33 tuổi].
VŨ ĐỨC KHUÊ 武德奎6, Cử nhân, người xã Ngọc Đường huyện Đường An phủ Bình Giang trấn Hải Dương, sinh năm Quý Sửu, thi đỗ năm 30 tuổi.
PHAN BÁ ĐẠT 潘伯達7, Cử nhân, người xã Việt An Hạ huyện La Sơn phủ Đức Thọ trấn Nghệ An, sinh năm Quý Mão, thi đỗ năm 40 tuổi.
TRẦN LÊ HIỆU 陳黎傚8, Cử nhân, người xã Phủ Lý huyện Đông Sơn phủ Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa, sinh năm t Tị, thi đỗ năm 38 tuổi.
Bia truy khắc ngày lành tháng 3 niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 12 (1831).
VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM BÍNH TUẤT NIÊN HIỆU MINH MỆNH NĂM THỨ 7 (1826)
皇朝明命柒年丙戌會試科進士題名碑
, 舉人, 山西鎮國威府慈廉縣東鄂社人, 年庚乙卯參拾貳歲
, 監生, 海陽鎮寧江府四歧縣春裊社人, 年庚癸卯肆拾肆歲
, 舉人, 永清鎮定遠府永平縣安盛和村人, 年庚丙辰參拾壹歲
, 舉人, 北寧鎮慈山府安豊縣安阜社人, 年庚丁未肆拾歲
, 舉人, 懷德府壽昌縣寺塔村人, 年庚甲子貳拾參歲
, 舉人, 北寧鎮順安府文江縣春梂社人, 年庚辛亥參拾陸歲
, 舉人, 乂安鎮德壽府宜春縣春園社人, 年庚己未貳拾捌歲
, 舉人, 會元北寧鎮順安府文江縣弄亭社人, 年庚甲寅參拾參歲
, 舉人, 乂安鎮德壽府宜春縣會統社人, 年庚乙卯參拾貳歲
, 舉人, 懷德府永順縣安泰坊人, 年庚癸亥貳拾肆歲。

VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM MẬU TUẤT TRIỀU MINH MỆNH (1838)

皇朝明命戊戌年會試科進士題名碑
阮久 , 監生, 會元, 宋山縣上畔總嘉苗外庄, 家居廣平省廣寧府麗水縣水連總黃公社, 年庚丁卯參拾貳歲
, 舉人, 南定省義興府大安縣安中上總三登社, 年庚乙丑參拾肆歲
,舉人, 乂安省英山府清漳縣葛岸總清僚社, 年庚甲戌貳拾五歲
, 舉人, 廣平省廣寧府平政縣順安總景陽社, 年庚甲子參拾五歲
, 舉人, 河南省懷德府清廉縣明早總東鄂, 社年庚壬申貳拾柒歲
, 舉人, 河南省常信府上福縣羅浮總上福社, 年庚乙卯肆拾肆歲
, 舉人, 承天府香茶縣永治總明鄉社, 年庚癸酉貳拾陸歲
, 舉人, 承天府香水縣居正總月瓢社, 年庚庚午貳拾玖歲
, 監生, 廣南省奠磐府維川縣美溪總龍福東社西忠安村, 年庚丙辰肆拾參歲
, 舉人, 南定省建昌府舒池縣無礙總外朗社, 年庚癸酉貳拾陸歲

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Khai quật khảo cổ học năm 2010.

Trong những ngày đông giá rét, đoàn khảo cổ học của trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn được thành lập nhằm mục đích nâng cao hiệu quả đào tạo, theo phương trâm lý thuyết đi liền với thực hành. Là một sinh viên chuyên ngành khảo cổ, Tôi có dịp cùng với các em sinh viên khoa sử khóa 55 của trường tới tạ di chỉ Gò Mỏ Phượng thuộc cụm di tích Vườn chuối tại Thôn Lai Xá - Kim Chung - Hoài Đức - Hà Nội.
Các em sinh viên k55 đang thao tác khảo cổ học.

Nghỉ giải lao là ngồi buôn chuyện ngay

Đây là các em bên sư phạm sử

Đêm Noel, cả đoàn liên hoan tại hội trường nhà văn hóa
Nhìn ngố thật


Khung cảnh hố quanh hố khai quật buổi bình minh
Tòa nhà Cown Plaza

Trưa đói ruì mà vẫn lãng mạn thế này đấy

Đây là em Hòa và mình !!!

Ba nàng này là Trúc- Dung và Phượng( từ trái qua phải nhé)

Còn đây là hai hoa khôi của sư phạm sử Hậu và Huyền

Mấy anh em đang chia tay ngày 27/12/2010.

Sau 15 ngày thực tập nói chung thì cũng mệt thật nhưng cũng khá là vui, không những mình thu được nhiều kiến thức chuyên môn mà còn biết được nhiều thứ khác nữa. Tựu chung lại là ở tập thể có nhiều cái vui vui...